Viêm amidan ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng, chăm sóc và phòng ngừa đúng cách

viem amidan o tre

Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng cao tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lý viêm đường hô hấp trên như viêm amidan phát triển. Bệnh thường gặp ở trẻ em đang độ tuổi đi học, tái phát nhiều lần khiến trẻ khó ăn, khó nuốt, khó thở, ngủ ngáy, ngủ không ngon giấc, chậm phát triển thể chất…

Nguyên nhân viêm amidan ở trẻ

Viêm amidan là nhiễm trùng cấp hoặc mãn tính ở amidan gây sung huyết, đau họng, khó thở và sốt. Amidan là tổ chức lympho có vai trò miễn dịch tại chỗ, chống lại sự xâm nhập và tấn công của các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài.

Tuy nhiên, nếu số lượng vi khuẩn, virus quá nhiều hoặc miễn dịch cơ thể suy yếu, amidan cũng không thể chống lại được, dẫn đến viêm nhiễm. Trong các loại vi khuẩn gây viêm amidan thì liên cầu khuẩn nhóm A là thường gặp nhất.

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ trên 5 tuổi thường là đối tượng mắc viêm amidan nhất do hệ miễn dịch yếu, khả năng chống lại virus, vi khuẩn kém. Đối với bé bị viêm amidan tái phát nhiều lần khiến khả năng chống vi khuẩn yếu đi, thì chính các ổ viêm nằm trong amidan lại là nơi khởi phát cho những đợt viêm vùng họng.

nguyen nhan viem amidan o tre

Ngoài nguyên nhân chính do vi khuẩn hoặc virus gây ra, các yếu tố sau cũng làm tăng nguy cơ mắc viêm amidan ở trẻ:

  • Môi trường ô nhiễm, khói bụi, khói thuốc lá
  • Thời tiết thay đổi đột ngột
  • Sử dụng đồ ăn lạnh thường xuyên
  • Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ
  • Trẻ có tiền sử mắc các bệnh lý đường hô hấp như: viêm mũi họng, viêm VA, viêm xoang…

Triệu chứng viêm amidan ở trẻ

Các dấu hiệu nhận biết viêm amidan ở trẻ cha mẹ cần lưu ý:

  • Sưng amidan: Amidan sưng to, tấy đỏ, có thể xuất hiện đốm trắng hoặc vàng khiến trẻ khó nuốt thức ăn hoặc bị khàn tiếng.
  • Khô họng và hơi thở có mùi hôi: Nếu trẻ đánh răng, vệ sinh răng miệng thường xuyên nhưng hơi thở vẫn có mùi hôi rõ rệt thì có thể do viêm amidan. Dịch mủ còn làm cổ họng trẻ bị ngứa và khô.
  • Sốt cao từ 38 – 39 độ C, trẻ bị viêm amidan sốt mấy ngày, cơ thể mệt mỏi, uể oải, chán ăn.
  • Ho nhiều, có đờm, ngạt mũi, chảy nước mũi.

Nếu các dấu hiệu sớm không được phát hiện sẽ tiến triển sang dạng mạn tính nặng của viêm amidan là viêm amidan mủ ở trẻ. Chính vì vậy, việc chăm sóc và điều trị đúng cần được cha mẹ chú trọng.

Hình ảnh viêm amidan ở trẻ
Hình ảnh viêm amidan ở trẻ

Cách trị viêm amidan cho trẻ

Khi phát hiện trẻ xuất hiện các triệu chứng của viêm amidan, cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.  Có 2 phương pháp thường được bác sĩ chỉ định điều trị viêm amidan cho trẻ như sau:

Điều trị nội khoa bằng thuốc

  • Thuốc giảm đau, hạ sốt nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C.
  • Thuốc giảm phù nề được sử dụng khi amidan của trẻ sưng to, gây cản trở việc ăn uống và nói của trẻ.
  • Thuốc kháng sinh: Nếu xác định nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh trị viêm amidan cho trẻ. Cha mẹ cần thực hiện đủ liều và đúng thời gian theo chỉ định của bác sĩ giúp trẻ nhanh chóng hồi phục.

Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật cắt bỏ amidan là giải pháp hiệu quả để điều trị dứt điểm viêm amidan ở trẻ. Tuy nhiên, phẫu thuật chỉ được chỉ định nếu xảy ra các biến chứng khó kiểm soát như:

  • Khó thở khi ngủ
  • Thở khó khăn
  • Khó nuốt
  • Áp xe không cải thiện khi điều trị bằng kháng sinh

Giải pháp phòng ngừa viêm amidan cho trẻ

Để phòng ngừa viêm amidan cho trẻ hiệu quả, cha mẹ có thể tham khảo một số gợi ý sau:

  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với tác nhân gây bệnh hô hấp: ô nhiễm không khí, khói thuốc lá, hóa chất, người bệnh…
  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ: rửa tay thường xuyên, chăm sóc răng miệng cho trẻ.
  • Dọn dẹp không gian sống sạch sẽ.
  • Đảm bảo chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng cho trẻ.

Tăng cường đề kháng hô hấp cho trẻ bằng Ly giải vi khuẩn

Trẻ em là đối tượng dễ mắc viêm amidan do hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện. Do vậy, việc tăng cường đề kháng hô hấp cho trẻ là vô cùng cần thiết.

Được công nhận trên toàn cầu từ những năm 1970, ly giải vi khuẩn đang trở thành xu hướng giúp kích thích đề kháng đặc hiệu, hỗ trợ tăng cường đề kháng hô hấp và sức khỏe tổng thể cho trẻ hiệu quả.

ly giai vi khuan ho tro tang de khang ho hap cho tre

Ly giải vi khuẩn được tạo thành bởi hỗn hợp xác các loại vi khuẩn bất hoạt. Khi được bổ sung vào cơ thể, chúng sẽ giúp kích thích hệ miễn dịch đặc hiệu. Nhờ đó hỗ trợ phòng ngừa các bệnh liên quan đến viêm đường hô hấp do các loại vi khuẩn này gây ra.

Ly giải vi khuẩn vừa là tác nhân kích thích miễn dịch đặc hiệu vừa không đặc hiệu, được chỉ định để phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả di chứng của cảm lạnh thông thường và cúm [1].

Cùng  với ly giải vi khuẩn, vitamin C cũng được biết đến với tác dụng kháng khuẩn và điều hòa miễn dịch [2]. Nghiên cứu tiến hành năm 2005 tại Séc cho thấy. Việc bổ sung chế phẩm GS Imunostim với thành phần gồm ly giải vi khuẩn kết hợp với vitamin C cho thấy tác dụng làm giảm hơn 50% tỷ lệ nhiễm trùng đường hô hấp cấp. 93% người tham gia nghiên cứu thấy hiệu quả sau một liệu trình sử dụng sản phẩm [3].

Tại Việt Nam, GS Imunostim Junior – Nhập khẩu nguyên hộp từ Cộng hòa Séc đang là sản phẩm ứng dụng ly giải vi khuẩn kết hợp với vitamin C trong thành phần công thức đem lại hiệu quả bảo vệ hô hấp tận 3 tháng.

imunostim dùng 1 tháng hiệu quả 3 tháng có vị dâu chua ngọt

Sản phẩm bào chế dưới dạng viên ngậm, tăng cường miễn dịch tại chỗ, ngăn chặn vi khuẩn ngay từ “cửa ngõ” của đường hô hấp. Nhờ đó hỗ trợ giảm nguy cơ viêm đường hô hấp, viêm mũi họng, viêm phế quản.

GS Imunostim Junior khiến các bé thích thú vì hương dâu, vị chua ngọt như kẹo. Sản phẩm được chứng nhận an toàn bởi Viện Y tế Công cộng Quốc gia Praha, Cộng hòa Séc. Không chứa các thành phần có nguy cơ gây dị ứng với trẻ nhỏ như gluten, lactose, màu thực phẩm. 

Nếu cha mẹ quan tâm đến sản phẩm đến sản phẩm GS Imunostim Junior – Hỗ trợ tăng đề kháng chuyên biệt cho hô hấp, phòng ngừa nguy cơ viêm hô hấp ở trẻ, vui lòng liên hệ qua số điện thoại hotline 18008070 (miễn cước) hoặc để lại thông tin SĐT bên dưới để được các Dược sĩ tư vấn chi tiết.

gs imunostim

Tài liệu tham khảo:

  1. Braido F., Tarantini F., Ghiglione V., Melioli G., Canonica G. W. (2007), “Bacterial lysate in the prevention of acute exacerbation of COPD and in respiratory recurrent infections”, Int J Chron Obstruct Pulmon Dis, 2(3), pp. 335-45.
  2. Mousavi S., Bereswill S., Heimesaat M. M. (2019), “Immunomodulatory and Antimicrobial Effects of Vitamin C”, Eur J Microbiol Immunol (Bp), 9(3), pp. 73-79.
  3. Stanek J., Príkazský V., Rosina J., Celko A. M., St’astný B. (2006), “Preventive administration of GS Imunostim as a protection against acute respiratory infections”, Cent Eur J Public Health, 14(3), pp. 130-2.
Chia sẻ bài viết:
Bài viết liên quan