Mùa hè đến, điều hòa đã trở thành “vật bất ly thân” với mỗi gia đình. Nhưng nhiều cha mẹ có con nhỏ không khỏi lo lắng nằm điều hòa sẽ khiến trẻ bị ho, viêm mũi họng, viêm phế quản… Bài viết dưới đây sẽ mách cha mẹ 7 cách để trẻ nằm điều hòa khỏe mạnh, không bị ốm.
Vì sao nằm điều hòa sai cách dễ khiến trẻ bị ốm?
Do sự chênh lệch lớn về nhiệt độ của cơ thể, nhiệt độ môi trường và nhiệt độ phòng khoảng 8 – 9 độ C, làm cho cơ thể không thích nghi kịp. Nếu quá trình này diễn ra thường xuyên, liên tục sẽ gây ra những tác động không tốt đối với sức khỏe.
Do chênh lệch cao về độ ẩm trong phòng điều hòa (khoảng 40-50%) và ngoài trời (thường trên 70%) khiến da thường bị khô, môi se, hệ hô hấp và bề mặt da không thích ứng kịp dẫn đến tổn thương. Đặc biệt là trẻ em có hệ hô hấp chưa hoàn thiện.
Do thân nhiệt cơ thể giảm vì ngồi trong phòng điều hòa lâu, ít vận động làm suy giảm sức đề kháng và tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển, gây bệnh. Hơn nữa, trẻ em có hệ miễn dịch yếu hơn so với người lớn nên dễ dàng mắc bệnh hơn.
Ngoài ra, điều hòa không được vệ sinh định kỳ, thường xuyên cũng là nguồn lưu giữ nhiều vi sinh vật gây bệnh cho trẻ.
7 cách để trẻ nằm điều hòa không bị ốm
Điều chỉnh nhiệt độ điều hòa thích hợp
Để nhiệt độ phòng quá cao hoặc quá thấp đều gây hại cho sức khỏe của trẻ như: Ho, ốm, viêm phế quản, thậm chí là suy hô hấp do cơ quan điều tiết thân nhiệt và hệ thần kinh giao cảm của trẻ chưa hoàn thiện. Nhiệt độ phù hợp được khuyến cáo với trẻ nhỏ là từ 24 – 26 độ C.
Lưu ý, đây chỉ là mức nhiệt để cha mẹ tham khảo. Thực tế, không phải trẻ nào cũng có sức chịu đựng như nhau mà cần phải quan sát biểu hiện của con để tìm ra mức nhiệt phù hợp nhất. Nhiệt độ phù hợp là mức nhiệt mà trẻ không đổ mồ hôi trộm ở cổ, lòng bàn tay và lòng bàn chân.
Điều chỉnh cường độ gió, hướng gió phù hợp
Cha mẹ nên bật chế độ gió nhẹ hoặc vừa để đảm bảo an toàn cho hệ hô hấp và làn da của trẻ. Không nên để cường độ gió thổi quá cao ngay trên đầu hướng bé nằm dễ gây ra tình trạng cảm lạnh.
Ngoài ra, cha mẹ có thể dùng thêm quạt để khuếch tán hướng gió lan tỏa ra khắp không gian phòng. Tuyệt đối không để gió thổi về 1 hướng, trực tiếp vào người bé, nhất là các bộ phận như mặt, đầu, ngực, lưng khiến trẻ dễ mắc các bệnh về hô hấp hơn.
Không bật điều hòa 24/24
Bật điều hòa cả ngày sẽ khiến không khí tù đọng, trở nên ngột ngạt, không tốt cho sức khỏe và hệ hô hấp của trẻ. Mỗi ngày, cha mẹ nên tắt điều hòa ít nhất 2 lần, mở hết các cửa, dùng quạt đuổi hết không khí tù đọng ra ngoài. Đồng thời đón không khí tự nhiên vào phòng càng nhiều càng tốt giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên ở trẻ và giảm ốm vặt.
Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột
Nếu cần thay đổi nhiệt độ điều hòa, cha mẹ nên tăng hoặc giảm từ 1 – 2 độ C trong 1 lần và thực hiện nhiều lần (nếu cần thiết) để tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến trẻ dễ bị ốm.
Nếu cần đưa trẻ ra khỏi phòng thì cha mẹ có thể áp dụng quy tắc “3 phút”: Mở nhẹ cửa phòng và cho bé đứng gần cửa trong khoảng 3 phút để cơ thể con làm quen với không khí bên ngoài trước khi đi ra.
Ngược lại, khi con đi từ ngoài vào phòng điều hoà, cha mẹ cũng nên áp dụng quy tóc này để không bị sốc nhiệt. Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể làm suy giảm sức đề kháng của trẻ, khiến trẻ dễ bị sốt, ho, cảm cúm.
Cho trẻ uống nhiều nước
Trẻ nằm trong phòng điều hòa rất dễ bị khô da, mất nước khiến cơ thể suy nhược, dễ ốm, táo bón do phân cứng khó tiêu. Vì thế cha mẹ nên bổ sung thật nhiều nước khi con nằm điều hòa. Không chỉ là nước lọc, cha mẹ có thể cho con uống các loại nước trái cây, sữa mẹ, sữa công thức, canh, súp…
Vệ sinh điều hòa thường xuyên
Điều hòa sử dụng thường xuyên không được vệ sinh sẽ bám bụi bẩn, chứa nhiều vi khuẩn. Nếu không được làm sạch sẽ là nguyên nhân lây lan bệnh cho hệ hô hấp còn non yếu của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa định kỳ vừa giúp thiết bị hoạt động ổn định, vừa đảm bảo sức khỏe cho con.
Giữ phòng thoáng khí, sạch bụi
Ngoài việc vệ sinh điều hòa thường xuyên thì cha mẹ cũng cần giữ vệ sinh không gian phòng sạch sẽ, thoáng khí, hạn chế bụi bẩn, vi khuẩn bám ở rèm cửa, nền nhà. Thường xuyên lau nền nhà bằng nước lau sàn, giặt chăn ga, gối đệm, sắp xếp vật dụng gọn gàng. Ngoài ra, cha mẹ cũng không nên để đồ ăn nặng mùi vào phòng có điều hòa vì nó sẽ làm cho căn phòng bị ám mùi và dính bẩn ra phòng.
Tăng cường sức đề kháng khỏe mạnh cho trẻ bằng ly giải vi khuẩn
Ngoài 7 mẹo để trẻ nằm điều hòa không bị ốm ở trên, cũng như trẻ luôn khỏe mạnh trong mùa hè này cha mẹ cần chủ động tăng cường sức đề kháng hô hấp để giúp con chống chọi lại với các tác nhân gây bệnh.
Hiện nay, ly giải vi khuẩn biện pháp hiệu quả giúp hỗ trợ tăng đề kháng hô hấp theo cơ chế đặc hiệu để phòng chống các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
Ly giải vi khuẩn là hỗn hợp các mảnh vỡ tế bào vi khuẩn thường gây bệnh trên đường hô hấp đã được bất hoạt. Khi được đưa vào cơ thể, chúng sẽ kích thích sinh miễn dịch đặc hiệu ghi nhớ và tiêu diệt các loại vi khuẩn giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến viêm đường hô hấp do các loại vi khuẩn này gây ra.
Cùng với ly giải vi khuẩn, vitamin C cũng được biết đến với tác dụng kháng khuẩn và điều hòa miễn dịch [2].
GS Imunostim Junior là một trong số ít các sản phẩm ĐỘC ĐÁO nhất hiện nay kết hợp cả ly giải vi khuẩn và vitamin C trong thành phần, hỗ trợ tăng cường đề kháng đặc hiệu cho hô hấp và sức khỏe toàn diện của trẻ, phòng ngừa viêm mũi họng, viêm phế quản.
Nghiên cứu tiến hành năm 2005 tại Séc cho thấy. Việc bổ sung chế phẩm GS Imunostim có tác dụng làm giảm hơn 50% tỷ lệ nhiễm trùng đường hô hấp cấp. 93% người tham gia nghiên cứu thấy hiệu quả sau một liệu trình sử dụng sản phẩm [3].
Sản phẩm không những được chuyên gia, người nổi tiếng và các cha mẹ tin tưởng về hiệu quả và chứng nhận an toàn mà còn được các bé rất yêu thích vì hương dâu, vị chua ngọt như kẹo.
Phòng bệnh là cách tốt nhất để con không bị ốm. Vì vậy, cha mẹ hãy chú trọng tăng cường đề kháng cho trẻ ngay cả khi con khỏe mạnh bằng sản phẩm GS Imunostim Junior – Hỗ trợ tăng đề kháng đặc hiệu cho hô hấp, phòng ngừa nguy cơ viêm mũi họng, viêm phế quản.
Liên hệ với Dược sĩ của chúng tôi theo số hotline 18008070 (miễn cước) hoặc điền thông tin SĐT vào form bên dưới để được tư vấn liều dùng phù hợp với thể trạng của con bạn.
Tài liệu tham khảo:
- Braido F., Tarantini F., Ghiglione V., Melioli G., Canonica G. W. (2007), “Bacterial lysate in the prevention of acute exacerbation of COPD and in respiratory recurrent infections”, Int J Chron Obstruct Pulmon Dis, 2(3), pp. 335-45.
- Mousavi S., Bereswill S., Heimesaat M. M. (2019), “Immunomodulatory and Antimicrobial Effects of Vitamin C”, Eur J Microbiol Immunol (Bp), 9(3), pp. 73-79.
- Stanek J., Príkazský V., Rosina J., Celko A. M., St’astný B. (2006), “Preventive administration of GS Imunostim as a protection against acute respiratory infections”, Cent Eur J Public Health, 14(3), pp. 130-2.