Bí quyết tăng đề kháng mũi họng – “cửa ngõ” đường hô hấp không phải mẹ nào cũng biết

imunostim tang de khang mui hong

Mũi họng là cửa ngõ lây nhiễm của phần lớn các loại virus, vi khuẩn gây bệnh trên đường hô hấp. Vì vậy, việc tăng đề kháng mũi họng là biện pháp dự phòng chủ động giúp phòng tránh các bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp ở trẻ nhỏ. Mẹ theo dõi bài viết dưới đây để nắm được các biện pháp tăng đề kháng mũi họng hiệu quả nhé!

1. Vì sao cần tăng đề kháng mũi họng?

Trong cơ thể, mũi họng là bộ phận thông với đường hô hấp và đường tiêu hóa. Chính vì sự gắn kết này mà một khi mũi hoặc họng suy giảm đề kháng thì các bộ phận liên quan khác cũng dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh. 

Mặt khác, do vị trí cấu tạo được ví như “cửa ngõ” của đường hô hấp, mũi  họng là bộ phận tiếp xúc với không khí và thức ăn hàng ngày nên dễ bị vi khuẩn, virus xâm nhập.

Bên cạnh đó, tác nhân gây viêm đường hô hấp như khói bụi, vi khuẩn, virus nói chung sẽ hiếm khi đi thẳng vào phổi mà thường gây bệnh ở đường hô hấp trên trước. Virus, vi khuẩn tấn công niêm mạc mũi rồi gây viêm với triệu chứng ban đầu như nghẹt mũi, chảy nước mũi… Do vậy, để phòng bệnh hô hấp hiệu quả cần tăng đề kháng mũi họng trước tiên.

2. Các biện pháp tăng đề kháng mũi họng hiệu quả

Để giúp bé tăng đề kháng mũi họng, bảo vệ hô hấp khỏe mạnh mẹ nên tham khảo những cách như sau:

Giữ ấm bảo vệ mũi họng

Vào mùa đông, khi thời tiết trở lạnh, mẹ nên giữ ấm cho con, đặc biệt ở vùng mũi họng, chân tay, ngực. Hãy trang bị đủ quần áo ấm, khăn choàng, mũ len, bịt khẩu trang cho bé mỗi khi đi ra ngoài. Trẻ dưới 3 tuổi rất nhạy cảm, thân nhiệt dễ thay đổi nhanh chóng nên mẹ chú ý theo dõi nhiệt độ cơ thể của con. Không cho trẻ mặc quá phong phanh nhưng cũng không mặc quá ấm khiến trẻ toát mồ hôi và nhiễm lạnh trở lại. 

Không chỉ mùa đông, khi thời tiết nắng nóng, sử dụng điều hòa thường xuyên cũng có thể khiến trẻ bị nhiễm lạnh nên mẹ cần lưu ý.

Vệ sinh mũi họng hàng ngày

Hệ hô hấp của trẻ còn non yếu nên dễ bị các tác nhân như khói bụi, khói thuốc, môi trường ô nhiễm tại đường phố, công trường xây dựng… ảnh hưởng gây các bệnh về mũi họng. 

ve sinh mui hong dung cach

Vì vậy, việc vệ sinh tai mũi họng cho trẻ sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế các tác nhân gây bệnh. Mẹ nên cho trẻ đánh răng, rửa mặt, súc miệng sạch sẽ ít nhất 2 lần/ngày. Ngoài ra, mẹ có thể vệ sinh mũi cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lí khi có các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi. Nếu trẻ không có bất kỳ biểu hiện bệnh lý nào, mẹ chỉ cần vệ sinh thông thường mà không cần rửa mũi họng quá nhiều vì có thể ảnh hưởng đến các yếu tố bảo vệ tự nhiên.

Tránh các tác nhân gây bệnh

Không khí ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, phấn hoa, khói thuốc lá… có thể là tác nhân khiến trẻ tái phát bệnh mũi họng nhiều hơn. Vì vậy, mẹ nên áp dụng các cách sau để giữ bầu không khí trong lành cho trẻ: 

      • Luôn dặn trẻ che tay khi hắt hơi

      • Không đưa tay lên mắt mũi miệng khi chưa rửa tay

      • Đeo khẩu trang cho trẻ khi đi ra ngoài

      • Thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ

      • Không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá

      • Sử dụng các thiết bị lọc không khí trong nhà

      • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người đang có bệnh lây nhiễm

    Tăng đề kháng mũi họng bằng hỗn hợp ly giải vi khuẩn 

    Một trong những giải pháp giúp hỗ trợ tăng đề kháng mũi họng hiệu quả được các chuyên gia khuyên dùng đó là sử dụng ly giải vi khuẩn nhờ cơ chế tương tự vaccine. Ly giải vi khuẩn chính là mảnh vỡ các tế bào vi khuẩn gây bệnh bị bất hoạt nhưng vẫn giữ được đặc trưng của vi khuẩn. Khi đưa vào cơ thể, sẽ có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh kháng thể đặc hiệu chống lại các chủng vi khuẩn vi khuẩn tương ứng gây bệnh mũi họng. 

    Nghiên cứu được tiến hành bởi nhóm chuyên gia tại Khoa Bệnh đường hô hấp Dị ứng, Khoa Nội, Đại học Genova ở Ý cho thấy sau khi áp dụng phương pháp ly giải vi khuẩn, tỷ lệ nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ em giảm 50%. Ngoài ra, tỷ lệ trẻ bị viêm họng và viêm tai giữa cũng giảm 16%, tình trạng tái phát nhiễm trùng đường hô hấp cũng giảm đáng kể.

    93% người sử dụng thấy hiệu quả sau 1 liệu trình

    Nghiên cứu về sản phẩm GS Imunostim chứa ly giải vi khuẩn tại Cộng hòa Séc cho kết quả tương tự

    Ly giải vi khuẩn cũng có thể được sử dụng cho các trường hợp nhiễm trùng kháng lại các loại thuốc kháng sinh thông thường và di chứng của nhiễm trùng do vi khuẩn và virus gây ra. Ly giải vi khuẩn cũng cho thấy khả năng làm giảm tỷ lệ tái phát nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ. Ngoài ra, việc bổ sung ly giải vi khuẩn kết hợp cùng vitamin C mang lại tác dụng hiệp đồng, hỗ trợ trẻ có sức đề kháng hô hấp khỏe mạnh hơn.

    3. GS Imunostim Junior – Viên ngậm ứng dụng ly giải vi khuẩn hỗ trợ tăng đề kháng mũi họng cho trẻ

    Với trẻ có sức đề kháng yếu, thường xuyên mắc bệnh hô hấp tái đi tái lại, ngoài việc áp dụng các biện pháp trên, mẹ nên bổ sung thêm sản phẩm viên ngậm cây sồi GS Imunostim Junior giúp hỗ trợ tăng đề kháng mũi họng.

    imunostim tang de khang co the

    GS Imunostim Junior nhập khẩu nguyên hộp từ Cộng hòa Séc đã được hàng triệu bà mẹ tin dùng nhờ sở hữu những ưu điểm nổi bật sau:

        • Thành phần chứa đến 50 mg hỗn hợp ly giải vi khuẩn gồm: phế trực khuẩn, liên cầu và tụ cầu, hiệp đồng tác dụng với 30mg vitamin C giúp giảm hơn 50% tỷ lệ nhiễm trùng đường hô hấp cấp

        • Bào chế dưới dạng viên ngậm, hòa tan từ từ trong khoang miệng giúp tăng thời gian tiếp xúc và khả năng sản xuất các kháng thể IgA trong nước bọt, mang lại tác dụng tại chỗ.

        • Nghiên cứu lâm sàng tại cộng hòa Séc cho thấy, 93% người tham gia sử dụng viên ngậm GS Imunostim Junior thấy hiệu quả sau 1 liệu trình sử dụng.

        • Viên ngậm có hương dâu, vị ngọt dịu kết hợp với vị chua nhẹ của vitamin C các bé dễ dàng hợp tác. 

        • Sản phẩm cho hiệu quả kéo dài, sử dụng 1 tháng có hiệu quả kéo dài tới 3 tháng, nên được sử dụng khi giao mùa, đặc biệt trẻ có đề kháng hô hấp kém.

      Để được hướng dẫn sử dụng Viên ngậm GS Imunostim Junior đúng liều lượng và liệu trình phù hợp với tình trạng của con, mẹ vui lòng để lại thông tin theo form bên dưới để được Dược sĩ tư vấn miễn phí.

      gs imunostim
      Chia sẻ bài viết:
      Nên đọc thêm