Trẻ có sức đề kháng yếu thường hay ốm vặt và mắc các bệnh về đường hô hấp, nhất là đối với các bé trong độ tuổi mẫu giáo, tiểu học. Chính vì vậy, tăng sức đề kháng cho con là một trong những mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều cha mẹ.
Vậy biểu hiện của trẻ có sức đề kháng kém là gì và làm sao để tăng sức đề kháng cho con? Hãy tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây!
1. Sức đề kháng là gì?
Sức đề kháng có thể được hiểu là hàng rào chắn, ngăn chặn các tác nhân xấu xâm hại làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé (vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng,…). Cơ thể khỏe mạnh giúp bé giảm nguy cơ mắc bệnh và có khả năng phục hồi tốt hơn.
Khi còn trong bụng mẹ, trẻ đã có sức đề kháng nhất định, trong đo có kháng thể mẹ truyền cho con qua nhau thai. Vì vậy, khi mới sinh ra trẻ đã có đề kháng để chống lại một số tác nhân gây bệnh.
Tuy nhiên, đề kháng mẹ truyền cho con chỉ tồn tại khoảng 6 tháng và sẽ dần biến mất chỉ còn một số ít. Khi sức đề kháng của bé giảm xuống trẻ sẽ rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn, hô hấp.
Như vậy sức đề kháng của trẻ một phần sẽ do mẹ truyền cho, một phần sẽ do cơ thể tự tạo ra (miễn dịch chủ động). Ngoài ra, cơ thể trẻ còn có miễn dịch thụ động, tức là nhờ tác động bên ngoài, ví dụ sử dụng vắc-xin hay ly giải vi khuẩn để kích thích cơ thể hình thành kháng thể.
2. Sức đề kháng yếu ảnh hưởng như nào đến sức khỏe của trẻ như thế nào
Khi trẻ có sức đề kháng kém sẽ dễ bị tác nhân xấu bên ngoài xâm nhập, khiến trẻ hay ốm vặt, đặc biệt là các bệnh về hô hấp, hoặc nghiêm trọng hơn có thể mắc các bệnh nguy hiểm như bạch hầu, uốn ván,…
Một số bệnh mà trẻ có đề kháng kém thường mặc phải:
- Bệnh cảm cúm, cảm lạnh;
- Viêm họng cấp;
- Viêm mũi dị ứng;
- Viêm phế quản.
3. 6 Dấu hiệu nhận biết trẻ có sức đề kháng yếu
Để nhận biết trẻ có sức đề kháng yếu mẹ có thể dựa vào một số dấu hiệu đặc trưng như sau:
3.1. Hay bị ốm vặt
Sau khi chào đời, trẻ sẽ nhận được một lượng kháng thể lớn từ sữa mẹ. Theo quá trình phát triển của cơ thể trẻ, hệ miễn dịch sẽ dần dần hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, những tháng đầu, hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên rất nhạy cảm trước các tác động từ bên ngoài. Kết quả là trẻ có hệ miễn dịch kém sẽ thường xuyên mắc các bệnh đường hô hấp khi thời tiết thay đổi và dễ bị ốm vặt.
3.2. Bị mất nước
70% trọng lượng của cơ thể là nước nên trẻ bị mất nước cũng sẽ có sức đề kháng yếu. Nếu mất nước, trẻ thường có biểu hiện: tiểu ít, da khô, khóc không nước mắt, niêm mạc nhợt nhạt,…
3.3. Thèm đồ ngọt
Nhiều mẹ muốn tìm hiểu dấu hiệu để tăng sức đề kháng cho con nhưng lại ít ngờ tới rằng việc trẻ thèm ăn đồ ngọt cũng là biểu hiện của sức đề kháng bị suy yếu. Không những thế, nếu trẻ ăn nhiều đồ ngọt thì đây cũng là tác nhân làm cho hệ miễn dịch của trẻ bị yếu đi.
3.4. Biếng ăn
Trẻ bỏ bú, biếng ăn trong thời gian dài cần được theo dõi kỹ bởi đây cũng là một trong các dấu hiệu cảnh báo sức đề kháng của trẻ đang suy giảm.
3.5. Tiêu hóa kém
Trẻ có sức đề kháng kém thì hệ tiêu hóa cũng phát triển kém dẫn đến kém hoặc không có khả năng hấp thụ thức ăn. Trường hợp này trẻ thường có biểu hiện đi ngoài phân sống, rối loạn tiêu hóa. Nếu tình trạng tiêu hóa kém kéo dài, trẻ sẽ không hấp thụ được dưỡng chất nên bị suy dinh dưỡng.
3.6. Khả năng chịu đựng kém
Khi trẻ không có năng lượng cho các hoạt động, không tích cực vận động, thường xuyên mệt mỏi, không hào hứng tham gia các hoạt động vui chơi thể chất thì mẹ cũng cần xem xét. Lúc này, trẻ sẽ bơ phờ, hay có biểu hiện thèm ngủ. Nguyên nhân của tình trạng ấy là do sức đề kháng của trẻ bị suy yếu.
4. Những biện pháp cải thiện sức đề kháng cho trẻ
Vậy làm sao để tăng sức đề kháng cho trẻ hay ốm vặt? Mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho con, tập cho con thói quen sinh hoạt phù hợp và giúp con kích thích kháng thể thụ động.
4.1. Đảm bảo bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho con
- Nuôi con bằng sữa mẹ: Nên nuôi con bằng sữa mẹ đến 18 tháng tuổi vì ngoài dinh dưỡng, trong sữa mẹ còn chứa lượng lớn các kháng thể quan trọng mẹ truyền cho con.
- Bổ sung thực phẩm tốt cho đề kháng: Thịt nạc, rau màu xanh đậm, trái cây có chứa vitamin A và C, sữa chua,….
4.2. Tập cho con thói quen sinh hoạt tốt
– Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ sâu và đủ dài là rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Ngủ đủ giấc giúp trẻ phát triển trí tuệ, chiều cao, cân nặng và tăng sức đề kháng.
- Trẻ 4 – 12 tháng tuổi: 12 – 16 tiếng/ngày;
- Trẻ 1 – 2 tuổi: 11 – 14 tiếng/ngày;
- Trẻ 3 – 5 tuổi: 10 – 13 tiếng/ngày.
– Cho trẻ vận động thường xuyên: Với trẻ nhỏ, có thể cho bé tiếp xúc với ánh nắng khoảng 15 phút hằng ngày. Với trẻ lớn hơn, hãy tập thể dục cùng con mỗi ngày.
4.3. Kích thích cơ thể sản sinh kháng thể bằng ly giải vi khuẩn
Ngày nay, bên cạnh việc tiêm vắc-xin để chống lại các tác nhân nhiễm khuẩn thì việc sử dụng ly giải vi khuẩn để tăng sức đề kháng hô hấp cho con cũng rất phổ biến.
Ly giải vi khuẩn được coi là “vắc-xin đường uống” vừa là tác nhân kích thích miễn dịch đặc hiệu vừa không đặc hiệu. Được chỉ định để phòng ngừa và điều trị các bệnh về hô hấp, bao gồm cả di chứng của cảm lạnh thông thường và cúm.
Đặc biệt, khi sử dụng ly giải vi khuẩn dạng viên ngậm sẽ giúp sản xuất các kháng thể IgA trong nước bọt nâng cao tác dụng tại chỗ.
Ngoài ra, ly giải vi khuẩn cũng được sử dụng cho các trường hợp nhiễm trùng kháng lại các loại thuốc kháng sinh thông thường và các di chứng của nhiễm trùng do vi khuẩn và vi rút.
Một trong những sản phẩm áp dụng phương pháp đặc biệt này là TPBVSK GS Imunostim Junior, được nhập khẩu nguyên hộp từ CH Séc và tin dùng tại nhiều quốc gia trên thế giới.
GS Imunostim Junior là hỗn hợp ly giải vi khuẩn hô hấp gồm: phế trực khuẩn, liên cầu và tụ cầu vàng kết hợp cùng Vitamin C. Sản phẩm giúp sinh kháng thể đặc hiệu chống lại 3 chủng vi khuẩn thường gây bệnh đường hô hấp và tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Hiệu quả phòng ngừa của GS Imunostim Junior đã được nghiên cứu lâm sàng tại CH Séc cho thấy:
- 93% người dùng hiệu quả sau 1 liệu trình;
- Giảm hơn 50% nguy cơ mắc bệnh;
- Sử dụng 1 tháng, cho hiệu quả kéo dài 3 tháng.
Sản phẩm được tin dùng trên 30 quốc gia, đã được nhập khẩu nguyên hộp về Việt Nam và được cấp phép bởi bộ Y Tế.
Trên đây là những chia sẻ giúp mẹ nhận biết con có sức đề kháng kém và cách tăng đề kháng cho con. Hy vọng bài viết này đã giúp ích cho mẹ.
Nếu có câu hỏi hoặc cần được hỗ trợ về bệnh hô hấp ở trẻ, mẹ đừng ngần ngại để lại số điện thoại để chuyên gia tư vấn nha.