Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng hô hấp nặng thường gặp ở trẻ từ 0-5 tuổi. Trong đó, Việt Nam là 1 trong 15 nước có số lượng viêm phổi ở trẻ em nhiều nhất thế giới với 2,9 triệu ca mắc và 4.000 ca tử vong. Do đó, nhận biết sớm dấu hiệu viêm phổi để có cách phòng ngừa hiệu quả là rất quan trọng.
Viêm phổi ở trẻ em là gì?
Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng khi virus và vi khuẩn tấn công gây tổn thương nhu mô phổi. Trong đó, phế cầu khuẩn, phế trực khuẩn là nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ em thường gặp nhất.
Viêm phổi là bệnh lý truyền nhiễm cấp tính rất dễ lây lan và tái đi tái lại. Viêm phổi ở trẻ có thể lây từ người bệnh sang người lành thông qua đường giọt bắn, khi ho hoặc hắt hơi. Hai loại viêm phổi thường gặp ở trẻ là viêm phổi thùy và viêm phế quản phổi.
- Viêm phổi thùy ở trẻ em: tình trạng viêm nhiễm ở nhu mô phổi, ống phế nang hoặc túi phế nang. Trẻ có sức đề kháng kém, thường xuyên mắc các bệnh đường hô hấp có nguy cao mắc viêm phổi thùy.
- Viêm phổi phế quản: tình trạng viêm nhiễm trùng cấp ở phế quản, phế nang phổi hoặc các mô kẽ. Bệnh tiến triển cực nhanh và có thể gây viêm phổi nặng ở trẻ em, thậm chí là tử vong nếu không được phát hiện sớm.
Nguyên nhân viêm phổi ở trẻ em
Bé bị viêm phổi tái đi tái lại sẽ làm gia tăng biến chứng nguy hiểm. Do đó, cha mẹ cần lưu ý những nguyên nhân sau để tránh tình trạng bé bị viêm phổi tái đi tái lại.
- Trẻ trên 5 tuổi: Do các loại vi khuẩn không điển hình như: phế cầu, siêu vi hô hấp, Mycoplasma Pneumoniae, Chlamydia Pneumoniae, phế trực khuẩn.
- Trẻ dưới 5 tuổi: Thường do sự xâm nhập và tác động của phế cầu khuẩn, liên cầu pyogenes, tụ cầu vàng và HiB.
Ngoài ra, các yếu tố sau khiến trẻ có nguy cơ cao mắc viêm phổi:
- Trẻ đẻ non, có sức đề kháng yếu hoặc suy dinh dưỡng.
- Không khí ô nhiễm, khói bụi hoặc khói thuốc lá.
- Môi trường sống không sạch sẽ.
- Thời tiết giao mùa, không khí lạnh.
- Trẻ đang trong độ tuổi đi học mẫu giáo.
Triệu chứng viêm phổi ở trẻ em
Việc nhận biết sớm dấu hiệu trẻ bị viêm phổi và điều trị sớm có thể làm giảm nguy cơ biến chứng nặng và tử vong ở trẻ.
Dấu hiệu bé bị viêm phổi giai đoạn sớm:
Triệu chứng xuất hiện sớm nhất là thở nhanh. Cha mẹ có thể đếm nhịp thở trên 1 phút của trẻ bằng đồng hồ có kim giây như sau:
- Trẻ dưới 2 tháng có nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên.
- Trẻ từ 2 – 11 tháng có nhịp thở từ 50 lần/phút trở lên.
- Trẻ từ 12 tháng – 5 tuổi có nhịp thở từ 40 lần/phút trở lên.
Các nhịp thở nhanh chứng tỏ trẻ đã có dấu hiệu viêm phổi. Cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị.
Dấu hiệu bé bị viêm phổi giai đoạn nặng:
Trẻ bị viêm phổi chuyển sang giai đoạn nặng khi có biểu hiện co lõm lồng ngực. Để quan sát tình trạng này, cha mẹ chỉ cần vén áo trẻ để nhìn thấy rõ vùng ngực và bụng khi trẻ nằm yên, không bú không khóc. Khi trẻ hít vào, phần dưới lồng ngực bị cơ này kéo lõm vào thay vì nở ra như bình thường. Nếu phát hiện trẻ đã có dấu hiệu co lõm lồng ngực, cha mẹ cần đưa con đến ngay bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.
Điều trị viêm phổi ở trẻ em
Nhiều cha mẹ thắc mắc trẻ bị viêm phổi có tự khỏi được không? Theo các chuyên gia, viêm phổi không tự khỏi được mà khi phát hiện trẻ có dấu hiệu viêm phổi, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ.
Đặc biệt với trẻ miễn dịch yếu, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng hơn. Bởi viêm phổi là bệnh lý tiến triển nhanh, rất dễ khiến trẻ rơi vào tình trạng nguy kịch.
Khi trẻ bị viêm phổi sẽ ho, đây là phản xạ sinh lý tự nhiên của cơ thể để tống xuất đờm ra ngoài, làm thông thoáng đường thở. Vì vậy, cha mẹ không tự ý cho trẻ uống thuốc giảm ho, sẽ làm ứ đọng dịch tiết, tắc nghẽn đường thở.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng tuyệt đối không được sử dụng kháng sinh cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ giúp hạn chế tình trạng kháng thuốc và giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả cao.
Cha mẹ cũng cần nắm rõ những cách chăm sóc dưới đây để giúp trẻ nhanh chóng được phục hồi:
- Khi trẻ bị sốt cha mẹ cần chườm mát tích cực, nhúng khăn vào nước ấm chườm nách, trán, bẹn. Tuyệt đối không được lấy nước lạnh, nước đá để chườm cho trẻ.
- Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C, có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Tăng cường uống nước để giảm sốt và làm loãng đờm.
- Vệ sinh mũi miệng bằng cách lấy khăn giấy mềm lau sạch nước mũi, dãi rồi vứt bỏ ngay sau khi sử dụng.
- Cho trẻ ăn thực phẩm mềm, thức ăn lỏng, dễ tiêu, dễ nuốt.
- Tăng cường rau củ quả, trái cây để bổ sung vitamin, nâng cao sức đề kháng.
- Tạo không gian nghỉ ngơi thỏa mái cho trẻ, tránh mưa, gió lùa, điều hòa thổi thẳng vào người.
Câu hỏi liên quan khi điều trị viêm phổi cho trẻ
Trẻ bị viêm phổi có nên nằm quạt?
Thì câu trả lời là trẻ bị viêm phế quản có thể nằm quạt, nhưng cha mẹ cần lưu ý:
- Không để quạt chĩa thẳng vào người trẻ, tránh quạt thốc thẳng vào mũi và vùng ngực, dễ làm mũi, họng của trẻ bị khô và đau
- Để tốc độ gió vừa phải, không quá mạnh
- Cho trẻ mặc quần áo có chất liệu thoáng mát, dễ thoát mồ hôi
- Thường xuyên vệ sinh quạt để tránh bụi bẩn tích tụ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ
Trẻ bị viêm phổi có được nằm điều hòa?
Đây cũng là thắc mắc của nhiều cha mẹ vì lo ngại điều hòa sẽ làm triệu chứng của trẻ trở nên trầm trọng hơn. Thực tế, viêm phổi ở trẻ không nặng hơn do nằm điều hòa, mà nguyên nhân là bởi không khí có chứa vi khuẩn, virus gây nguy cơ nhiễm bệnh. Hoặc điều chỉnh nhiệt độ điều hòa quá thấp cũng sẽ khiến cơ thể trẻ bị nhiễm lạnh, tăng nguy cơ tái phát viêm phổi.
Để tránh làm nặng hơn tình trạng viêm phổi ở trẻ, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Không để gió điều hòa thổi trực tiếp vào người trẻ
- Nên cài đặt điều hòa ở mức nhiệt từ 26 – 29 độ C
- Vệ sinh điều hòa thường xuyên
- Chỉ nên cho trẻ nằm điều hòa tối đa 4 giờ/lần
- Bổ sung thêm nhiều chất lỏng cho trẻ vì nằm điều hòa nhiều giờ khiến cơ thể bị mất nước
Tóm lại, cha mẹ chỉ cần điều trị đúng cách và chăm sóc tích cực sẽ giúp trị dứt điểm viêm phổi cho bé.
Cách phòng ngừa viêm phổi ở trẻ em
Các loại vi khuẩn có thể kể đến như phế cầu khuẩn, phế trực khuẩn, tụ cầu vàng, liên cầu là nguyên nhân chủ yếu gây viêm phổi ở trẻ em. Vì vậy, ngăn chặn các loại vi khuẩn trên xâm nhập vào cơ thể là cách phòng ngừa viêm phổi ở trẻ em. Một trong những cách hiệu quả để chống lại vi khuẩn xâm nhập là kích thích cơ thể sản sinh kháng thể đặc hiệu chống lại các loại vi khuẩn đó.
GS Imunostim Junior – Ứng dụng ly giải vi khuẩn kích thích cơ thể sản sinh kháng đặc hiệu chống lại các loại vi khuẩn thường gây bệnh trên đường hô hấp.
Sản phẩm sử dụng thành phần ly giải vi khuẩn đã có nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả ở những bệnh nhân dễ bị viêm đường hô hấp, đặc biệt là trẻ em [1]. Ly giải vi khuẩn là hỗn hợp các mảnh vỡ của tế bào vi khuẩn, không còn khả năng gây bệnh, khi được đưa vào cơ thể sẽ kích thích sản sinh kháng thể đặc hiệu chống lại các chính vi khuẩn đó khi chúng xâm nhập.
Ly giải của vi khuẩn đã được sử dụng từ những năm 1970 trên thế giới như là vacxin đường uống để phòng ngừa và điều trị viêm đường hô hấp [1, 2, 3, 4].
GS Imunostim Junior chứa hỗn hợp ly giải vi khuẩn của các chủng thường gây bệnh trên đường hô hấp như: liên cầu khuẩn, phế trực khuẩn, tụ cầu khuẩn kết hợp với vitamin C tạo tác dụng hiệp đồng, tăng cường hệ miễn dịch cho toàn cơ thể.
Sản phẩm bào chế dạng viên ngậm giúp tăng sản xuất các kháng thể IgA trong nước bọt nâng cao tác dụng tại chỗ, hỗ trợ phòng ngừa viêm phổi ngay từ “cửa ngõ” đường hô hấp.
Phòng bệnh sớm là cách chữa trị viêm phổi hiệu quả nhất! Cha mẹ hãy tăng đề kháng hô hấp cho con ngay hôm nay bằng cách liên hệ qua số điện thoại 18008070 (miễn cước) để được Dược sĩ tư vấn về sản phẩm GS Imunostim Junior. Hoặc để lại thông tin theo form bên dưới:
Tài liệu tham khảo:
- Suárez N., Ferrara F., Rial A., Dee V., Chabalgoity J. A. (2020), “Bacterial Lysates as Immunotherapies for Respiratory Infections: Methods of Preparation”, Front Bioeng Biotechnol, 8, pp. 545.
- Cazzola M., Anapurapu S., Page C. P. (2012), “Polyvalent mechanical bacterial lysate for the prevention of recurrent respiratory infections: a meta-analysis”, Pulm Pharmacol Ther, 25(1), pp. 62-8.
- Esposito S., Soto-Martinez M. E., Feleszko W., Jones M. H., Shen K. L., Schaad U. B. (2018), “Nonspecific immunomodulators for recurrent respiratory tract infections, wheezing and asthma in children: a systematic review of mechanistic and clinical evidence”, Curr Opin Allergy Clin Immunol, 18(3), pp. 198-209.
- Hancock R. E., Nijnik A., Philpott D. J. (2012), “Modulating immunity as a therapy for bacterial infections”, Nat Rev Microbiol, 10(4), pp. 243-54.