Nguyên dân, dấu hiệu, cách phòng ngừa viêm tai giữa ở trẻ

viem tai giua o tre em

Viêm tai giữa là bệnh phổ biến ở trẻ em, thường tự khỏi sau 2 – 3 ngày, thậm chí không cần điều trị nhưng hay tái đi tái lại gây khó chịu cho trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ về bệnh viêm tai giữa ở trẻ và có cách chăm sóc cũng như phòng ngừa phù hợp.

1. Nguyên nhân viêm tai giữa ở trẻ

Nhiễm trùng tai là tình trạng phổ biến ở trẻ em từ 3 tháng đến 3 tuổi và kéo dài đến 8 tuổi. Trong đó khoảng 25% trẻ bị nhiễm trùng tai nhiều lần. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị viêm tai giữa gồm: virus, vi khuẩn, nấm… Trong đó phổ biến nhất là vi khuẩn Streptococcus pneumoniae, tiếp theo là Haemophilus influenzae và Moraxella catarrhalis.

nguyen nhan viem tai giua

Ngoài ra, các yếu tố sau sẽ tạo điều kiện thuận lợi khiến trẻ tái phát viêm tai giữa:

  • Sức đề kháng yếu: Trẻ có sức đề kháng yếu dễ bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô trên dẫn đến nhiễm trùng tai. 
  • Cấu trúc tai của trẻ chưa hoàn chỉnh khiến vi khuẩn dễ tấn công ngược từ mũi họng gây viêm, tăng tiết dịch mủ và nhiễm trùng.
  • Do biến chứng của các bệnh viêm mũi họng không được điều trị đúng như: viêm mũi xoang, viêm mũi dị ứng, viêm VA, trào ngược dạ dày… làm tắc nghẽn vòi nhĩ, khiến cho việc thoát nước khó khăn dẫn đến nhiễm trùng tai giữa. 
  • Trẻ thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá.
  • Trẻ đi nhà trẻ

2. Dấu hiệu nhận biết viêm tai giữa ở trẻ

Hình ảnh viêm tai giữa ở trẻ em
Hình ảnh viêm tai giữa ở trẻ em

Triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ xuất hiện từ sớm và dễ nhận biết. Vì thế, cha mẹ cần chú ý để phát hiện sớm và điều trị kịp thời cho con:

  • Đau tai: Cha mẹ dễ nhận biết triệu chứng này ở trẻ lớn. Đối với trẻ dưới 2 tuổi sẽ có các biểu hiện như dụi hoặc kéo vành tai, quấy khóc, cáu kỉnh, ngủ không ngon
  • Chán ăn, bỏ bú: Khi trẻ nuốt, áp lực trong tai giữa thay đổi gây đau, khiến trẻ lười ăn
  • Trẻ khó chịu, ngủ không ngon giấc, hay quấy khóc
  • Sốt nhẹ đến sốt vừa 38- 39 độ C. Khoảng 50% trẻ em sẽ bị sốt khi bị nhiễm trùng tai
  • Trẻ có thể bị chảy dịch tai màu vàng, nâu hoặc trắng từ ống tai ngoài
  • Nghe kém. chậm phản ứng với âm thanh

3. Viêm tai giữa ở trẻ có nguy hiểm không?

Viêm tai giữa có nguy hiểm không chắc hẳn là băn khoăn của nhiều cha mẹ. Dưới đây là một số biến chứng mà bệnh này mang lại nếu không được chữa trị đúng cách:

Chảy mủ: Một biến chứng nghiêm trọng xuất hiện khi tình trạng bệnh cấp tính không được điều trị đúng cách, đặc biệt là trẻ có sức đề kháng kém.

Thủng màng nhĩ: Phần lớn các trường hợp thủng màng nhĩ sẽ tự lành trong vòng 72 giờ nhưng vẫn có trường hợp phải điều trị bằng phẫu thuật.

Giảm thính lực: Có thể tự hồi phục khi bệnh được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu viêm tai giữa tái phát hoặc có mủ trong tai có thể gây mất thính lực nghiêm trọng và tổn thương màng nhĩ.

Viêm màng não: Nếu trẻ bị viêm tai giữa kéo dài mà không điều trị có khả năng gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến hệ thần kinh trong sọ như viêm màng não, áp xe não… thậm chí là tử vong.

bien chung viem tai giua

4. Viêm tai giữa ở trẻ có tự khỏi không và điều trị như thế nào?

Viêm tai giữa ở trẻ thường tự khỏi sau 2 đến 3 ngày, thậm chí không cần điều trị triệu chứng cũng suy giảm và biến mất. Rất hiếm trường hợp viêm tai giữa nghiêm trọng lặp đi lặp lại dẫn đến biến chứng. Tuy nhiên, cha mẹ không nên chủ quan mà nên cho trẻ đi khám bác sĩ nếu các triệu chứng không thuyên giảm.

  • Với các trường hợp nhẹ, bác sĩ sẽ dùng thuốc giảm đau, hạ sốt, làm loãng đờm, chống viêm… để điều trị triệu chứng kết hợp điều trị kháng sinh theo phác đồ.  
  • Với các trường hợp đã sử dụng thuốc nhưng bệnh vẫn kéo dài, không thuyên giảm, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để tránh biến chứng nguy hiểm hơn. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật như nạo VA, cắt bỏ amidan hay đặt ống thông khí.

5. Cách phòng bệnh và chăm sóc viêm tai giữa ở trẻ

Hầu hết các trường hợp viêm tai giữa là biến chứng từ bệnh lý viêm mũi họng thông thường. Vì vậy, cha mẹ cần phòng ngừa viêm mũi họng bằng cách tăng cường đề kháng hô hấp cho trẻ.

imunostim dùng 1 tháng hiệu quả 3 tháng có vị dâu chua ngọt

Theo BS. Lâm Hoàng Yến, Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Nhân dân 115: Vaccine có vai trò quan trọng phòng ngừa nhiễm khuẩn tai mũi họng ở trẻ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều loại vi khuẩn gây bệnh tai mũi họng mà chưa có vaccine đặc hiệu như: Klebsiella pneumoniae, Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogene. Đối với những chủng vi khuẩn này, ly giải vi khuẩn sẽ là giải pháp hữu hiệu giúp cơ thể nâng cao khả năng phòng thủ.

Ly giải vi khuẩn được tạo thành bởi một hỗn hợp các kháng nguyên vi khuẩn có nguồn gốc từ các loài vi khuẩn khác nhau thường gây ra bệnh lý tai mũi họng. Ly giải vi khuẩn không còn khả năng gây bệnh và có khả năng kích hoạt hệ miễn dịch đặc hiệu trong cơ thể để sản xuất kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh và cơ thể có khả năng ghi nhớ các tác nhân gây bệnh này. Từ đó, cho phép xây dựng cho cơ thể khả năng đề kháng kéo dài theo thời gian nhất định. Với cơ chế tương tự vaccine, có thể coi ly giải vi khuẩn là một dạng “vaccine hô hấp” đường uống.

GS Imunostim Junior – Ứng dụng ly giải vi khuẩn phòng ngừa viêm mũi họng ở trẻ

GS Imunostim Junior là sản phẩm nhập khẩu nguyên hộp từ cộng hòa Séc, chứa ly giải vi khuẩn hàm lượng cao lên đến 50mg của các chủng thường gây bệnh trên đường hô hấp như: Liên cầu, Tụ Cầu, Phế trực khuẩn. Ngoài ra, sản phẩm còn kết hợp với 30mg vitamin C tạo tác dụng hiệp đồng, giúp tăng cường miễn dịch toàn thân.

Sản phẩm bào chế dưới dạng viên ngậm giúp tăng sản xuất kháng thể IgA trong nước bọt, nâng cao tác dụng tại chỗ, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập ngay từ “cửa ngõ” đường hô hấp.

Viên ngậm hương dâu, vị chua ngọt như keo nên các bé rất thích. Đặc biệt, sản phẩm không chứa gluten, lactose và màu thực phẩm nên rất an toàn.

chung nhan an toan san pham

Để được tư vấn thêm về cách phòng ngừa viêm tai giữa, cha mẹ vui lòng liên hệ qua số điện thoại 18008070 (miễn cước) để được Dược sĩ tư vấn miễn phí.

Ngoài tăng cường đề kháng hô hấp cho trẻ, cha mẹ cũng nên áp dụng các biện pháp sau để phòng ngừa bệnh hiệu quả:

  • Giữ ấm cho trẻ, nhất là khi thay đổi thời tiết 
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với tác nhân gây bệnh: khói bụi, khói thuốc lá, trẻ đang bị cảm lạnh hoặc viêm tai giữa…
  • Cho trẻ ăn đủ chất, bổ sung thêm nhiều hoa quả, trái cây tăng cường vitamin, khoáng chất
  • Tiêm phòng vacxin đầy đủ và đúng lịch

Hy vọng bài viết trên đã giúp cha mẹ hiểu rõ về viêm tai giữa ở trẻ em và có giải pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất.

Nếu cần biết thêm thông tin gì từ sản phẩm mời bạn đọc thêm TẠI ĐÂY hoặc để lại thông tin bên dưới để dược sỹ của Imunostim giải thích bất kỳ vấn đề gì liên quan đến đường hô hấp của bé!

gs imunostim
Chia sẻ bài viết:
Nên đọc thêm