Viêm VA là bệnh tai mũi họng thường gặp ở trẻ 1 – 6 tuổi có sức đề kháng yếu. Tuy không đe dọa tính mạng nhưng bệnh thường tái phát và gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Vì vậy việc nhận biết và điều trị sớm viêm VA ở trẻ là rất cần thiết.
Viêm VA là gì? Nguyên nhân do đâu?
VA (Végétations Adénoides) từ viết tắt tiếng Pháp chỉ tổ chức gồm nhiều tế bào bạch cầu (lympho) nằm ở vòm họng. Khi hít thở, không khí sẽ đi vào mũi, qua VA rồi mới đến phổi.
Mọi trẻ em đều có VA từ khi sinh ra và phát triển mạnh từ 1 -5 tuổi, sau đó teo đi khi trẻ lớn. Bình thường độ dày của VA khoảng 4-5mm, không cản trở đường thở.
VA có vai trò nhận diện vi khuẩn và tạo ra kháng thể để tiêu diệt chúng. Vì thế, VA thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn và bị tấn công gây viêm khi có điều kiện thuận lợi.
Các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi làm tăng nguy cơ viêm VA ở trẻ gồm:
- Trẻ có sức đề kháng yếu như còi xương, suy dinh dưỡng, thường xuyên phải dùng nhiều thuốc kháng sinh…
- Thời tiết giao mùa, chuyển lạnh đột ngột hoặc cho trẻ ăn quá nhiều đồ lạnh như kem, nước đá…
- Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm amidan…
- Trẻ sống trong môi trường ô nhiễm có nhiều khói bụi, khói thuốc lá…
Dấu hiệu nhận biết viêm VA ở trẻ
Viêm VA được chia làm 2 loại với các biểu hiện bệnh khác nhau.
Viêm VA cấp tính
- Trẻ đột nhiên sốt cao, có thể lên đến 40 – 41 độ C.
- Trẻ bị ngạt mũi, ban đầu ngạt một bên, sau đó lan dần sang 2 bên với mức độ ngày càng nặng.
- Trẻ khó thở và thường phải há miệng để thở khiến không khí không được làm ấm, trực tiếp đi vào cổ họng làm viêm VA càng nặng hơn.
- Chảy nhiều nước mũi màu vàng hoặc xanh kèm theo mùi tanh.
- Trẻ mệt mỏi, bỏ bú và quấy khóc.
- Thường xuyên dụi tai, dụi mắt, khả năng nghe của trẻ cũng kém hơn.
Mỗi năm, trẻ có thể mắc 4-6 đợt viêm VA cấp và nguy cơ trở thành viêm VA mạn tính nếu không được điều trị dứt điểm.
Viêm VA mạn tính
- Trẻ chảy nước mũi kéo dài nhiều ngày, dịch mũi trong, nhầy hoặc có mủ vàng, xanh, mùi hơi tanh.
- Trẻ thở bằng miệng và nói bằng giọng mũi do bị ngạt mũi cả ngày lẫn đêm.
- Trẻ ngủ chập chờn, hay giật mình và quấy khóc về đêm.
Điều trị viêm VA ở trẻ
Bé bị viêm VA có cần uống kháng sinh không chắc hẳn là câu hỏi thắc mắc của nhiều cha mẹ. Việc trẻ bị viêm VA có dùng thuốc kháng sinh hay không sẽ được bác sĩ chỉ định sau khi thăm khám cho trẻ. Vì vậy, cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua kháng sinh để điều trị viêm VA cho trẻ.
Bác sĩ thường áp dụng 2 phương pháp sau để điều trị viêm VA cho trẻ:
Điều trị nội khoa: Làm sạch mũi họng, nhỏ mũi và súc miệng bằng nước muối loãng sau khi đi ra ngoài hoặc sau khi ăn. Ngoài ra, bác sĩ có thể dùng thêm các thuốc làm loãng đờm giảm ho, thuốc hạ sốt, thuốc kháng sinh, kháng viêm trong trường hợp nặng, nguy cơ gặp biến chứng.
Điều trị ngoại khoa: Trẻ được chỉ định nạo VA khi bệnh đã tiến triển thành mãn tính và việc dùng thuốc không mang lại hiệu quả.
Nạo VA khi nào cần và có nguy hiểm không?
Nạo VA là phương pháp điều trị viêm VA phổ biến và an toàn nên không nguy hiểm và làm suy giảm hệ miễn dịch của trẻ.
Trẻ nhỏ được chỉ định nạo VA trong các trường hợp sau:
- Viêm VA tái đi tái lại nhiều lần > 5 lần/ năm, mỗi lần kéo dài cả tháng
- Xuất hiện các biến chứng: áp xe quanh amidan, tổn thương niêm mạc họng, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm xoang…
- Kích thước VA phình quá to gây nghẹt mũi kéo dài, ngưng thở khi ngủ, ngủ ngáy, nuốt vướng, khó nói.
Để xác định được hướng điều trị viêm VA hiệu quả, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để được bác sĩ tư vấn.
Cách phòng ngừa viêm VA ở trẻ hiệu quả
Vi khuẩn là nguyên nhân chính tấn công và gây viêm VA ở trẻ, nhất là khi hệ miễn dịch của trẻ suy yếu. Vì vậy, tăng đề kháng hô hấp là giải pháp hỗ trợ trẻ phòng ngừa viêm VA hiệu quả.
Tiêm phòng vaccine
Tiêm phòng vaccine là một cách tăng cường miễn dịch hiệu quả thường được cha mẹ áp dụng nhờ cơ chế kích thích cơ thể sản sinh kháng thể đặc hiệu chống lại các vi khuẩn gây bệnh.
Tuy nhiên, không phải tất cả các loại vi khuẩn gây bệnh đều có vaccine phòng ngừa. Một số loại vi khuẩn chưa có vaccine đặc hiệu như Klebsiella pneumoniae, Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes thì ly giải vi khuẩn chính là giải pháp hữu hiệu giúp cơ thể tăng cường miễn dịch đặc hiệu.
Bổ sung ly giải của vi khuẩn
Ly giải của vi khuẩn đã được sử dụng từ những năm 1970 trên thế giới để phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp. Ly giải vi khuẩn là mảnh vỡ của tế bào vi khuẩn không còn khả năng gây bệnh nhưng vẫn giữ nguyên đặc tính của vi khuẩn, giúp kích thích cơ thể sản sinh kháng thể thông qua hệ miễn dịch đặc hiệu.
Bên cạnh ly giải vi khuẩn, việc bổ sung thêm vitamin C được cho là có tác dụng hiệp đồng đem lại lợi ích trong việc phòng ngừa bệnh lý đường hô hấp hiệu quả. Nghiên cứu tiến hành năm 2005 tại Séc cho thấy: Bổ sung chế phẩm GS Imunostim với thành phần gồm ly giải vi khuẩn kết hợp với vitamin C cho thấy tác dụng làm giảm hơn 50% tỷ lệ nhiễm trùng đường hô hấp cấp. 93% người tham gia nghiên cứu thấy hiệu quả sau một liệu trình sử dụng sản phẩm.
Ngoài ra, sử dụng ly giải vi khuẩn dưới dạng viên ngậm cũng làm tăng sản xuất các kháng thể IgA trong nước bọt nâng cao tác dụng tại chỗ.
Viên ngậm GS Imunostim Junior – Nhập khẩu nguyên hộp từ Cộng hòa Séc có hương dâu, vị chua ngọt, không chứa gluten, không chứa lactose và màu thực phẩm nên rất phù hợp mà lại an toàn với các bé.
Để tìm hiểu thêm về sản phẩm GS Imunostim Junior và được tư vấn về liệu trình sử dụng sản phẩm, cha mẹ vui lòng liên hệ qua số điện thoại 18008070 (miễn cước) để được Dược sĩ tư vấn miễn phí. Hoặc để lại thông tin theo form:
Phương pháp khác
Ngoài ra, để phòng ngừa viêm VA hoặc ngăn chặn nguy cơ bệnh tái phát, chúng ta cần xây dựng lối sống khoa học và bảo vệ mũi họng đúng cách.
– Đeo khẩu trang khi ra đường hoặc ở những nơi đông người để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp.
– Vệ sinh tay đúng cách sau khi tiếp xúc với môi trường hoặc mọi người bên ngoài, làm sạch tay trước khi ăn uống hoặc sau khi đi vệ sinh.
– Duy trì môi trường sống sạch sẽ, vệ sinh và thoáng mát để nghỉ ngơi thoải mái và an toàn.
– Hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc các bệnh về tai mũi họng hoặc các bệnh lý có khả năng lây truyền cao.
– Hạn chế tiếp xúc với các chất gây dị ứng như phấn hoa, hóa chất hoặc mỹ phẩm…
– Vệ sinh mũi và họng thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn và ngăn chặn tác nhân gây bệnh tấn công.
– Vận động thể dục thể thao nhẹ nhàng để tăng cường trao đổi chất và củng cố sức đề kháng.
– Đảm bảo tiêm phòng đầy đủ, đặc biệt là với trẻ nhỏ để tạo sự miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh nguy hiểm.
– Thăm khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm để theo dõi sức khoẻ và phát hiện sớm các bệnh lý đường hô hấp để điều trị kịp thời.