Viêm họng ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa tái phát

viem hong o trẻ em

Viêm họng là tình trạng phổ biến thường gặp ở trẻ em gây ra cảm giác nóng rát, ngứa trong họng khiến trẻ khó chịu và mệt mỏi. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản, viêm phổi…

1. Viêm họng ở trẻ em là gì?

Viêm họng là phản ứng sinh lý của cơ thể chống lại các tác nhân lạ như virus, vi khuẩn, hóa chất độc hại… gây ra cảm giác đau rát, sưng đỏ và ngứa ngáy ở cổ họng. Viêm họng ở trẻ em xảy ra quanh năm nhưng thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa hoặc khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút.

Viêm họng thường được chia được chia làm hai loại tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, đó là:

  • Viêm họng cấp tính: Các triệu chứng thường xuất hiện rất nhanh và giảm dần sau 3 đến 4 ngày. Tuy nhiên, nếu cha mẹ chủ quan không điều trị kịp thời thì sẽ dễ chuyển sang viêm họng hạt có mủ.
  • Viêm họng mạn tính: Là tình trạng viêm họng kéo dài hơn 10 ngày và lặp đi lặp lại nhiều lần trong năm. Về bản chất, viêm họng mạn tính gây khó chịu nhưng lành tính, không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu viêm họng tái đi tái lại nhiều lần có thể gây ra một số biến chứng như: viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang thậm chí là ung thư vòm họng.

2. Nguyên nhân trẻ bị viêm họng

Viêm họng ở trẻ em do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra:

  • Viêm họng do virus: Đây là nguyên nhân phổ biến, chiếm đến 80% các ca viêm họng ở trẻ em. Một số virus thường gặp gồm: virus cúm, virus tụ cầu, phế cầu, liên cầu, virus sởi…
  • Viêm họng do vi khuẩn: Liên cầu khuẩn, tụ cầu, phế cầu… là những vi khuẩn thường gặp trên đường hô hấp của trẻ.

nguyen nhan tre bi viem hong

Ngoài ra, trẻ có thể bị họng do các yếu tố nguy cơ khác như:

  • Trẻ có sức đề kháng hô hấp kém
  • Thay đổi thời tiết, chuyển nóng lạnh đột ngột, những ngày mưa ẩm ướt kéo dài…
  • Thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: khói bụi, khói thuốc lá, khói than..
  • Ít vệ sinh răng miệng, gặp các vấn đề về răng miệng như nướng răng, nấm miệng…
  • Dị ứng với phấn hóa, nuốt phải hóa chất độc hại

3. Dấu hiệu trẻ bị viêm họng

Thông thường, triệu chứng đầu tiên khi trẻ bị viêm họng là đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, đau mỏi toàn thân…

Sau khoảng 1-2 ngày, trẻ bắt đầu sốt cao, lười ăn, hay quấy khóc, ho nhiều hơn vào sáng sớm và ban đêm. Ho khan, ho có đờm kèm theo cổ họng sưng đỏ, ngứa và đau rát. Trẻ có thể chảy nước mũi loãng kèm theo triệu chứng ngạt mũi.

Trẻ bị viêm họng cấp sốt mấy ngày liên tục (5-7 ngày). Hàm và cổ bị nổi hạch hoặc gặp một số triệu chứng khác như: nôn, khàn giọng…

Viêm họng ở trẻ em không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị đúng cách sẽ khiến bệnh tái phát nhiều lần, gây ra các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe.

4. Cách điều trị và chăm sóc trẻ bị viêm họng

Rất nhiều cha mẹ thắc mắc trẻ bị viêm họng có nên dùng kháng sinh hay không? Thực tế, việc chữa viêm họng có dùng kháng sinh hay không sẽ phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ sau khi thăm khám cho trẻ. Do đó, cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho con khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ. Vì việc lạm dụng kháng sinh không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc, trẻ bị tái đi tái lại nhiều lần khó điều trị.

meo cham soc trẻ bi viem hong

Dưới đây là một số mẹo giúp giảm triệu chứng và phòng ngừa viêm họng cho trẻ mà mẹ có thể tham khảo:

  • Sử dụng nước muối ấm vài lần trong ngày giúp giảm sưng cổ họng, loại bỏ chất gây kích ứng hay vi khuẩn
  • Viên ngậm đau họng và siro ho giúp giữ ấm, giảm đau rát cổ họng
  • Sử dụng các thảo dược thiên nhiên như: chanh, gừng, mật ong, lá húng chanh, hẹ, tía tô…

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần chú ý chăm sóc trẻ thật tốt giúp tình trạng bệnh của con thuyên giảm nhanh hơn: 

  • Cho trẻ uống đủ nước giúp giữ ẩm niêm mạc họng và loại bỏ đờm.
  • Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát
  • Cho trẻ nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc để cơ thể được phục hồi
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, tăng cường các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường miễn dịch
  • Nên cho trẻ ăn các thức ăn mềm để tránh đau rát khi nuốt, không uống nước đá, đồ uống có gas, đồ ăn cay nóng. 

5. Cách phòng ngừa viêm họng ở trẻ em

Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị viêm họng là do virus và vi khuẩn. Vì vậy, biện pháp phòng ngừa viêm họng hiệu quả nhất là tăng cường đề kháng cho con, kết hợp với tiêm phòng vacxin đầy đủ.

Tuy nhiên, đối với những loại vi khuẩn chưa có vacxin đặc hiệu như Klebsiella pneumoniae, Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes thì ly giải vi khuẩn chính là giải pháp hữu hiệu giúp cơ thể hỗ trợ tăng cường đề kháng hô hấp.

ho tro tang de khang ho hap bang ly giai vi khuan

Ly giải vi khuẩn được biết đến từ những năm 1970 trên thế giới. Ly giải vi khuẩn là hỗn hợp các kháng nguyên vi khuẩn thường gây các bệnh lý đường hô hấp, hỗ trợ phòng ngừa viêm họng, viêm phế quản cấp và mãn tính, viêm amidan, viêm mũi, viêm tai giữa…

Sử dụng ly giải vi khuẩn với dạng viên ngậm hỗ trợ kích thích cơ thể sản sinh kháng thể tại vị trí dùng như niêm mạc mũi họng, khoang miệng, ngăn cản vi khuẩn ngay từ “cửa ngõ” đường hô hấp. Việc sử dụng ly giải vi khuẩn kết hợp với vitamin C hỗ trợ gia tăng đáng kể bạch cầu ngay cả khi có nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính.

Hiện nay, Viên ngậm cây sồi – GS Imunostim Junior là một trong số ít sản phẩm ứng dụng công nghệ ly giải vi khuẩn giúp hỗ trợ tăng đề kháng hô hấp cho trẻ, phòng ngừa nguy cơ viêm mũi họng.

Sản phẩm chứa ly giải các chủng vi khuẩn thường gây bệnh đường hô hấp như phế trực khuẩn, tụ cầu vàng, liên cầu,… kết hợp với vitamin C tạo tác dụng hiệp đồng giúp hỗ trợ tăng đề kháng hô hấp cho trẻ, nhờ đó hỗ trợ phòng ngừa các bệnh đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm phế quản.

imunostim dùng 1 tháng hiệu quả 3 tháng có vị dâu chua ngọt

 

Sản phẩm được nhập khẩu nguyên hộp từ Cộng hòa Séc, được sản xuất trên dây chuyền đạt GMP-EU, có hương dâu, vị chua ngọt như kẹo nên các bé rất thích. Không chứa gluten, lactose và màu thực phẩm, rất an toàn nên cha mẹ có thể an tâm lựa chọn cho con.

GS có chứng nhận sản phẩm an toàn cộng đồng của cộng hòa Séc

Ngoài tiêm phòng vacxin đầy đủ và tăng cường đề kháng hô hấp cho con. Cha mẹ cũng nên lưu ý những điều sau:

  • Giữ vệ sinh cơ thể: Dạy trẻ thói quen rửa tay sạch sẽ, không tắm cho con ngay sau khi bé vận động hoặc đổ mồ hôi nhiều dễ khiến thân nhiệt thay đổi đột ngột gây ra viêm họng.
  • Thường xuyên vệ sinh đồ chơi, các vật dụng trẻ hay dùng bằng nước muối để loại bỏ vi khuẩn.
  • Khi thời tiết thay đổi cần giữ ấm cơ thể đặc biệt là cổ họng, không cho ăn kem, uống nước lạnh.
  • Không cho trẻ ngồi trước điều hòa hay quạt khi vừa tắm xong.

Hy vọng bài viết trên đã giúp cha mẹ hiểu hơn về bệnh viêm họng ở trẻ em để có biện pháp phòng ngừa và chăm sóc tốt nhất.

Để được tư vấn thêm về cách phòng ngừa viêm họng ở trẻ, cha mẹ vui lòng liên hệ qua số điện thoại 18008070 (miễn cước) để được Dược sĩ tư vấn miễn phí. Hoặc để lại thông tin để dược sĩ của chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay.

gs imunostim
Chia sẻ bài viết:
Nên đọc thêm