Cách phòng tránh bệnh hô hấp ở trẻ, mẹ đã biết chưa?

nguyen nhan tre de bi benh duong ho hap

Làm thế nào để đường hô hấp của trẻ luôn khỏe mạnh, giảm nguy cơ dịch bệnh tấn công là nỗi băn khoăn của hầu hết các bậc cha mẹ, nhất là khi thời tiết thay đổi thất thường. Vì vậy, các mẹ cần biết cách phòng ngừa và lưu ý để tránh biến chứng nguy hiểm cho con.

cach phong benh ho hap o tre

Môi trường ô nhiễm, thời tiết giao mùa, cộng với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện là những yếu tố chính khiến trẻ em dễ mắc các bệnh về hô hấp như cảm cúm, viêm phế quản, viêm phổi, ho gà, bạch hầu… Vì vậy, trong thời gian này, số lượng bệnh nhi nhập viện vì các bệnh lý hô hấp có xu hướng gia tăng. Bệnh hô hấp là bệnh lý phổ biến khiến khoảng 1/3 số trẻ nhập viện trong những năm đầu đời. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hằng năm có khoảng 4-5 triệu trẻ em tử vong do những căn bệnh từ đường hô hấp, phần lớn là trẻ dưới 5 tuổi, nhất là ở những nước đang phát triển. Tại Việt Nam, bệnh về đường hô hấp chiếm 23-38% ở trẻ em.

Nhiễm khuẩn hô hấp được chia thành 2 nhóm bệnh là nhiễm khuẩn hô hấp trên như viêm mũi, viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm VA, viêm amidan… và nhiễm khuẩn hô hấp dưới như viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, áp xe phổi, viêm màng phổi… 

Ngoài ra, thời điểm này, trẻ em còn gặp nhiều bệnh lý liên quan đến cơ chế miễn dịch dị ứng như viêm mũi dị ứng, viêm mũi xoang dị ứng, hen phế quản… Để phòng tránh các bệnh đường hô hấp trong thời gian này, các mẹ nên tìm hiểu thông tin và có phương pháp hỗ trợ sức khỏe cho con khi vào mùa.  

Nguyên nhân trẻ dễ bị bệnh đường hô hấp khi giao mùa

Trẻ sống trong môi trường chật hẹp, ô nhiễm, vệ sinh kém, nhiều khói bụi, thuốc lá và có nguồn lây bệnh hô hấp trong nhà. Chưa kể, hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, chưa đủ cứng cáp, sức đề kháng của bé còn yếu, chức năng phổi chưa hoàn thiện khiến vi khuẩn gây bệnh dễ xâm nhập.

Những ngày thời tiết thay đổi, là yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, làm cho trẻ rất dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp và khi mắc sẽ trở nặng với các biến chứng trầm trọng hơn ở những trẻ có bệnh nền kèm theo.

nguyen nhan tre de bi benh duong ho hap

Bên cạnh đó, với những trẻ có sức đề kháng yếu, việc sử dụng kháng sinh kéo dài hoặc lạm dụng kháng sinh có thể để lại nhiều hệ lụy cho sức khỏe như tình trạng nhờn thuốc, kháng kháng sinh. Trẻ phải tăng liều điều trị mới có đáp ứng hoặc đổi sang các loại kháng sinh thế hệ mới, dược lực mạnh hơn, dẫn đến tăng chi phí điều trị. Không những thế, sử dụng kháng sinh thường xuyên sẽ vô tình tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi, dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây viêm ruột, rối loạn tiêu hóa, giảm sự nhạy cảm của hệ vi sinh đường ruột.

Những triệu chứng của bệnh hô hấp mẹ cần lưu ý 

Triệu chứng dễ nhận thấy khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp là ho, có thể ho khan hoặc ho có đờm khi xuất tiết dịch trên đường hô hấp của trẻ. Một triệu chứng khác rất quan trọng là sốt, tuy nhiên không phải trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp lúc nào cũng sốt, có những trẻ bị viêm phổi nhưng không sốt. Các triệu chứng khác cần lưu tâm là hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, ngứa mũi, khò khè, khó thở…

trieu chung cua benh ho hap

Các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên thường kéo dài 5-7 ngày là khỏi. Song nếu không được chăm sóc, theo dõi cũng như điều trị đúng và kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nặng, từ viêm đường hô hấp trên thành viêm đường hô hấp dưới và kéo dài, những triệu chứng khó thở, thở nhanh, thở rít, khò khè, rút lõm lồng ngực là những dấu hiệu đặc trưng của nhóm bệnh viêm đường hô hấp dưới như viêm thanh quản, viêm phổi, viêm tiểu phế quản.

Các chuyên gia khuyến cáo nếu trẻ có dấu hiệu sốt cao, khó thở, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay, bởi nếu chậm trễ, có thể dẫn tới những triệu chứng nguy hiểm như suy hô hấp biểu hiện tím môi, đầu chi, tím toàn thân, thở khó khăn.

Giải pháp phòng ngừa bệnh hô hấp ở trẻ

Để giúp tăng cường sức đề kháng củng cố hệ miễn dịch cho trẻ, các mẹ có thể áp dụng những cách đơn giản nhưng hiệu quả dưới đây, ngay cả khi trước thời điểm thời tiết thay đổi thất thường

Giữ gìn vệ sinh thân thể và môi trường

Vi khuẩn, virus có thể tồn tại ở mọi nơi, tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh hô hấp cho trẻ nhỏ. Để bảo vệ trẻ khỏi các nguy cơ, cha mẹ nên giữ gìn vệ sinh thân thể cho bé và tích cực vệ sinh môi trường sống. Với trẻ lớn, cần rèn luyện ý thức vệ sinh cá nhân để bé tự chăm sóc bản thân kể cả khi không có cha mẹ ở bên.

giu gin ve sinh than the va moi truong

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ

Các mẹ cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, thực phẩm đa dạng cho trẻ để tăng cường hệ miễn dịch. Bên cạnh bữa chính, cha mẹ nên cho trẻ ăn thêm trái cây và nước trái cây. Những loại rau củ giàu vitamin và chất xơ, thực phẩm giàu kẽm sắt,… rất có lợi cho hệ miễn dịch của trẻ vào thời điểm giao mùa.

Tăng cường miễn dịch đặc hiệu cho trẻ

Trẻ cần được tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi các loại vaccine như vaccine cúm, ho gà, bạch hầu, phế cầu… để tăng khả năng phòng bệnh cho trẻ trong những năm đầu đời. Ngày nay, bên cạnh việc tiêm vắc-xin để tạo kháng thể chống lại các tác nhân nhiễm khuẩn cho cơ thể thì nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc sử dụng ly giải các loại vi khuẩn thường gây bệnh đường hô hấp dưới dạng viên ngậm.

tang cuong mien dich dac hieu cho tre

Ly giải vi khuẩn có tác dụng cải thiện đáng kể nồng độ kháng thể IgG và IgA trong cơ thể trẻ. Kết quả nghiên cứu cho thấy tác dụng kích thích miễn dịch của ly giải vi khuẩn, cả cải thiện nồng độ kháng thể Ig và giảm nhiễm trùng tái phát. Sử dụng ly giải vi khuẩn cũng dẫn đến tăng sản xuất các kháng thể IgA trong nước bọt nâng cao tác dụng tại chỗ của dạng viên ngậm.

Ly giải vi khuẩn được xem là “vacxin đường uống” là tác nhân kích thích miễn dịch đặc hiệu, được chỉ định để phòng ngừa và điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả di chứng của cảm lạnh thông thường và cúm. Ly giải vi khuẩn cũng có thể được sử dụng cho các trường hợp nhiễm trùng kháng lại các loại thuốc kháng sinh thông thường và các di chứng của nhiễm trùng do vi khuẩn và vi rút.

Một trong những sản phẩm có công thức chứa ly giải vi khuẩn phổ biến hiện nay là TPBVSK GS Imunostim Junior, được nhập khẩu nguyên hộp từ CH Séc và tin dùng tại nhiều quốc gia trên thế giới.

GS Imunostim – Viên ngậm tăng đề kháng đặc hiệu cho hô hấp của trẻ

TPBVSK GS Imunostim Junior là hỗn hợp ly giải vi khuẩn hô hấp gồm: phế trực khuẩn, liên cầu và tụ cầu vàng kết hợp cùng Vitamin C. Sản phẩm giúp sinh kháng thể đặc hiệu chống lại 3 chủng vi khuẩn thường gây bệnh đường hô hấp, từ đó, giúp trẻ phòng ngừa các bệnh lây nhiễm này và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng hô hấp cho trẻ.

Hiệu quả phòng ngừa của TPBVSK GS Imunostim đã được tiến hành nghiên cứu lâm sàng tại CH Séc. Nghiên cứu diễn ra tại 10 cơ sở điều trị tại Praha, Pilsen và Brno. Kết quả cho thấy 93% người dùng TPBVSK Imunostim Junior hiệu quả sau 1 liệu trình. Đồng thời, tỷ lệ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp của những người sử dụng Imunostim chỉ còn 7%, giảm 54% nguy cơ mắc bệnh. Sử dụng TPBVSK GS Imunostim Junior 1 tháng, cho hiệu quả bảo vệ kéo dài tới 3 tháng.

giam nguy co viem ho hap

TPBVSK GS Imunostim Junior không chứa các thành phần có thể gây hại đối với sức khỏe của trẻ như: không Gluten, lactose, màu thực phẩm. Sản phẩm được tin dùng trên 30 quốc gia, đã được nhập khẩu nguyên hộp từ CH Séc về Việt Nam và được cấp phép bởi bộ Y Tế.

Sản phẩm được nhiều mẹ tin dùng và phản hồi tích cực. Các mẹ đều khen dạng viên ngậm tiện lợi, dễ dùng, hương dâu vị ngọt dịu kết hợp với vị chua nhẹ của vitamin C rất giống vị kẹo nên các bé rất yêu thích và hợp tác khi uống. Chỉ sau 1-2 hộp, đã thấy con giảm hẳn tình trạng tái phát viêm họng, viêm mũi, viêm phế quản nguy cơ viêm mũi họng, viêm phế quản,.. Để tăng đề kháng, bảo vệ sức khỏe cho con mẹ nên thử ngay GS Imunostim Junior!

Bằng cách rất đơn giản, các mẹ chỉ cần để lại thông tin theo form bên dưới. Dược sỹ imunostim sẽ liên hệ lại với mẹ ngay lập tức. Hãy chung tay bảo vệ sức khỏe trẻ em.

gs imunostim
Chia sẻ bài viết:
Nên đọc thêm